1/ Thiết lập khoá màn hình bằng mã PIN hay mẫu vẽ
Từ email, danh bạ đến hình ảnh, smartphone chứa nhiều thông tin cá nhân mà có thể người khác có thể tiếp cận được nếu bạn đặt mật khẩu. Hai loại mật khẩu an toàn bạn nên thực hiện trên smartphone là mật khẩu dạng mã pin hoặc kiểu mẫu vẽ (pattern lock). Nếu cẩn thận hơn, bạn nên cài thêm ứng dụng khóa các ứng dụng trên điện thoại để chặn người khác tiếp cận dữ liệu trên máy.
Cách thiết lập:
- Trên iOS: Vào Cài đặt -> Mật khẩu -> Bật Mật khẩu
- Trên Android: Vào Cài đặt -> Bảo mật -> Màn hình khóa -> PIN hoặc Vẽ hình
2/ Kích hoạt chức năng "Không theo dõi" (Do Not Track) cho trình duyệt
Tính năng "Không theo dõi" trên trình duyệt Chrome cho Android và Safari cho iOS giúp người dùng ngăn chặn các trang web quảng cáo trực tuyến có thể theo dõi và thu thập thông tin của mình.
Cách thiết lập:
- Safari : Cài đặt -> Safari -> Bật chức năng "Không theo dõi"
- Chrome : Cài đặt trong Chrome -> Bảo mật -> Không theo dõi -> Bật
3/ Chặn cuộc gọi từ những số điện thoại lạ
Đây là một cách làm đơn giản cho những người hay bị những số lạ gọi đến làm phiền, bao gồm những số điện thoại lừa đảo trừ tiền hay đơn giản chỉ là gọi đến để quấy rối. Do đó, để tránh những trường hợp trên, hãy sử dụng một ứng dụng giúp chặn cuộc gọi lạ từ những số không mong muốn. Khi đó, bạn sẽ an tâm hơn!
Hiện tại trên các HĐH di động đều có các ứng dụng chặc cuộc gọi lạ, với Android bạn có thể sử dụng ứng dụng whosCall, Bkav Mobile Security…, còn iOS có thể sử dụng tính năng chặn cuộc gọi mặc định, Windows Phone có Call+SMS filter (bộ lọc cuộc gọi+SMS), còn BB10 có tính năng chặn Parental Control mặc định của hệ điều hành.
4/ Chặn cuộc gọi, tin nhắn rác
Bạn đã rất phiền khi mỗi ngày điện thoại của mình phải nhận hàng chục cuộc gọi hay tin nhắn rác chỉ để rao bán hay những quảng cáo vớ vẩn? Với phần mềm Current Caller ID và Bkav Mobile Security trên Android, bạn sẽ không còn lo lắng bởi với hai phần mềm này, bạn có thể chặn bất kỳ những tin nhắn rác hay cuộc gọi không mong muốn từ bất kỳ số điện thoại nào kể cả chúng không có và có trong danh bạ. iOS cũng có một phần mềm tương tự nhưng cách thức hoạt động lại khác mang trên TrueCaller.
5/ Cài đặt ứng dụng điều khiển điện thoại từ xa
Bạn đã rất hoảng sợ biết rằng chiếc điện thoại của mình không còn nằm trong túi quần nữa? Có thể có ai đó đã móc túi bạn hoặc bạn đã đánh rơi nó? Để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra, trước đó bạn hãy sử dụng một ứng dụng trên máy tính và kết nối với điện thoại của mình thông qua Wi-Fi, khi phát hiện nó đã bị đánh cắp hoặc bị rơi mất, bạn có thể sử dụng chức năng xóa sạch dữ liệu trên điện thoại để tránh kẻ cướp hay những người tò mò có thể truy cập dữ liệu của mình. Nếu may mắn, tính năng GPS trên điện thoại sẽ cho bạn biết vị trí của điện thoại đang ở đâu và bạn có thể báo cảnh sát để nhờ sự giúp đỡ.
6/ Thêm thông tin cá nhân của bạn vào điện thoại
Nếu bạn làm mất điện thoại và có một người nào đó nhặt được, làm sao để họ tìm và trả lại cho bạn? Vì lý do này, khi chiếc điện thoại còn đang nằm trong tay, bạn hãy vào phần Liên hệ hoặc Danh bạ, chèn ngay thông tin cá nhân bao gồm số điện thoại (nên dùng số ở nhà hoặc ở công ty), email, địa chỉ của bạn để họ có thể liên lạc và trả lại điện thoại cho bạn. Đương nhiên bạn sẽ yên tâm nếu người nhặt được nó là một người lương thiện, còn nếu gặp phải một kẻ xấu nào đó thì hãy thực hiện biện pháp phía trên để xóa dữ liệu trên điện thoại của mình.
7/ Giữ điện thoại ở một nơi thật an toàn
Mặc dù bạn đã làm những biện pháp rất kỹ để tránh kẻ xấu xâm nhập điện thoại của mình, nhưng vấn đề về vị trí đặt điện thoại cũng rất quan trọng. Để tránh bị kẻ xấu móc túi hay xui xẻo hơn là bị rơi điện thoại khi đi ngoài đường, bạn hãy đặt nó vào một nơi thật an toàn và kín đáo như túi quần (không nên bỏ điện thoại vào túi quá rộng, nông hoặc quá chật) nếu cầm trên tay thì làm thêm dây đeo để tránh bị rơi hoặc bị kẻ khác giựt mất.
Phúc Thịnh
Theo Cnet