Rất có thể mẫu Asus Zenfone 2 sẽ được Asus ưu tiên phân phối tại thị trường Việt Nam.
Dưới đây là 3 lý do cơ bản cho khẳng định trên, áp dụng cho thị trường Việt Nam năng động và đang chuyển biến mạnh đối với thị trường di động thông minh nói chung và phân khúc giá rẻ nói riêng.
Làn sóng Zenfone 4-5-6 đã tạo ra hiệu ứng thành công vang dội bất ngờ cho ASUS, điều này được chứng minh rõ ràng khi ASUS đã bán được tới 8 triệu máy trên toàn bộ 14 thị trường, gấp 5 lần so với năm trước đó. Nhưng ASUS đã quyết định phân phối Zenfone trễ 3 tháng sau ngày bán đầu tiên trên thế giới quả là một thiếu sót không thể không nhắc tới.
Dưới đây là 3 lý do cơ bản cho khẳng định trên, áp dụng cho thị trường Việt Nam năng động và đang chuyển biến mạnh đối với thị trường di động thông minh nói chung và phân khúc giá rẻ nói riêng.
1. Thị trường 90 triệu dân, đa phần dân số trẻ
Với thống kê dân số học mới nhất năm 2014, Việt Nam là đất nước đông dân, mặc dù không thể so sánh với Trung Quốc – hơn 1,3 tỉ dân hay Ấn Độ - 1,2 tỉ dân, tương ứng là quốc gia có dân số cao nhất và nhì của thế giới. Với dân số cao trong khu vực và cơ cấu dân số trẻ chiếm đến 32,5% (1) dân số, trong khi đó với độ tuổi nằm trong khoảng 20-40 tuổi này thì nhu cầu tìm hiểu công nghệ cũng như có xu hướng tiếp thu nhanh và mạnh đối với giới trẻ rất cao sẽ là tiềm lực mạnh cho nhóm sản phẩm như Zenfone 2 của ASUS với mức giá cạnh tranh với mức giá khởi điểm chỉ 2,2 (2) triệu VND.
Rõ ràng, thương hiệu ASUS với các sản phẩm công nghệ hàng đầu và là công ty đa quốc gia này với hơn 26 năm kinh nghiệm sẽ và đã là nền tảng vững chắc. Hơn nữa, với sức tiêu thụ mạnh của Zenfone thế hệ đầu tiên cũng như niềm tin vào điện thoại thông minh mang thương hiệu ASUS đã đánh dấu bước đi chiến lược của ASUS trong tiêu chí đầu tư và phát triển cho các dòng sản phẩm hiệu năng cao cùng với tính di động tuyệt vời nhưng ở mức giá cạnh tranh.
Nhu cầu điện thoại thông minh ngày càng cao cùng xu hướng giá rẻ. Nguồn:tienphong.vn
Hơn hết, tiềm năng này được chứng minh khi Asus Zenfone thế hệ 1 chỉ trong vòng 6 tháng cuối năm 2014 đã chiếm được thị phần lên đến 08-10% (3) và năm trong top 3 trong dòng sản phẩm điện thoại thông minh, vượt qua những tên tuổi lớn như Microsoft (trước đó là Nokia), Oppo, Samsung,… với chiến dịch truyền thông mạnh mẽ và tạo được niềm tin người tiêu dùng lâu dài trên thị trường Việt Nam đã chứng minh được niềm tin và đón nhận nồng nhiệt của người tiêu dùng cho dù chỉ được phân phối rất muộn, trong các thị trường phân phối sau cùng và trễ tới 3 tháng so với thị trường đầu tiên.
2. Hệ thống bán lẻ nở rộ, thương mại điện tử có xu thế tăng
Đồng nghĩa với đó là khả năng phủ sóng cao nhất có thể ngay khi Zenfone được phân phối tới thị trường Việt Nam, với rất nhiều hệ thống và bên trong các hệ thống đó là các chi nhánh bán lẻ toàn quốc, điển hình là thegioididong hay viettel store sẽ giúp các sản phẩm của zenfone được đến trực tiếp đến tay người tiêu dùng trong thời gian tốt nhất, và chuỗi cung ứng do đó cũng sẽ được đảm bảo mang tính hệ thống và đồng nhất, tránh được rủi ro không cần thiết.
Do đó, khi được phân phối tốt sẽ tạo ra lực đầy thị trường mạnh hơn, nhiều người tiêu dùng được tiếp cận hơn ngay trong khu vực sinh sống của họ là nền tảng thuận lợi cho, ngoài tỉ lệ 30% dân số thành thị thì 70% (4) dân số ở khu vực thị trấn nhỏ cũng sẽ mua và sử dụng.
Hơn nữa, thương mại điện tử của Việt Nam đã có những bước chuyển bước, mặc dù chưa thật sự mạnh và nhận được tin tưởng từ người tiêu dùng song với bước đi mới của các chuỗi bán lẻ cố điển và xu hướng thâm nhập của mạng bán lẻ như Lazada từ thời điểm cuối năm 2014 đã dần tạo được niềm tin. Dòng sản phẩm này dễ dàng được khách hàng trẻ biết đến để tham khảo và đặt hàng trực tiếp qua mạng.
3. Các thương hiệu đối thủ chưa phát triển
Việt Nam cũng được xem là một thị trường rất tiềm năng khi ngày nay hàng loạt các hãng điện thoại Trung Quốc xâm nhập, mà theo thông tin từ một chuỗi cửa hàng bán lẻ thì các dòng điện thoại từ các hàng này lên đến 30% (5) tổng số điện thoại thông minh được bán ra. Mặc dù hiện nay, các hãng đã có thu được những miếng bánh thị phần nhất định như Huawei, ZTE, Xiaomi,… thì đa phần trong số đó chưa có những chiến lược phát triển lâu dài và mạnh mẽ trong thời gian gần đây.
Hơn nữa, các dòng điện thoại Trung Quốc trước đây, cũng với tính chất giả rẻ - chức năng cao, mà chất lượng kém đã làm không ít người sử dụng từ chối và không muốn mua để sử dụng tiếp sau đó. Tuy nhiên, bên cạnh các nhãn hiệu kể trên thì tại thị trường Việt Nam, một số hãng như Lenovo, Oppo đã có những con đường riêng để xây dựng hình ảnh của họ tại đây. Mặc dù thị phần vẫn không cao, nhưng bản thân họ đã tạo ra những sản phẩm có sức cạnh tranh tốt như Oppo Neo 3 trong phân khúc dưới 4 triệu VND.
Ngoài các dòng TQ, chúng ta cũng phải kể đến những nhãn hàng đã tạo ra được điểm nhấn thương hiệu qua nhiều năm và nhiều phân khúc sản phẩm, trong đó có cả mức bình dân và trung cấp từ 2-6 triệu VND. Đó là Samsung, Microsoft (trước đó là Nokia), LG.
Tuy nhiên so với ASUS Zenfone, mới chỉ ra mắt và được phân phối ở Việt Nam trong vòng 1 năm trở lại đây, thì Lenovo, Oppo với những chiến lược quảng cáo, tiếp cận người tiêu dùng thông qua các sự kiện giới thiệu sản phẩm tại cả thị trường thành phố lớn lẫn các khu vực đông dân cư khác trong vòng vài năm trước thì đây là thời điểm vàng cho ASUS tiếp tục giữ niềm tin người tiêu dùng sau một phiên bản trễ hẹn quá lâu so với phiên bản trước đó.
Nguồn: Genk
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét