Thứ Năm, 11 tháng 8, 2011

Cách sử dụng điện thoại Android an toàn


Các nguy cơ về lỗ hổng bảo mật trên điện thoại Android ngày càng đáng báo động, bạn cần biết cách bảo vệ cho "dế" yêu của mình bằng nhiều chú ý khác nhau.
Đã có khoảng 10 triệu điện thoại Android đang được sử dụng và số máy bị virus tấn công tăng gấp 2,5 lần so với 6 tháng trước, trung tâm an ninh di động Lookout cho biết.
Con số trên được tính toán dựa trên 500 nghìn máy Android đã phát hiện có mã độc xâm nhập. Tỷ lệ phát tán nhanh do người dùng bất cảnh giác với các loại virus tấn công qua email, tin nhắn Facebook, tin Twitter và tin nhắn di động SMS. Đã có khoảng 30% điện thoại Android hiện nay nhiễm virus vì người dùng mở các đường link có mã độc được gửi đến.


Các phần mềm dành cho điện thoại Android có ẩn mã độc đang gia tăng (ảnh: Flickr)

Hai loại virus phổ biến nhất hiện nay là DroidDream xuất hiện từ tháng 3/2011, và GGTracker. Phương thức hoạt động của các virus di động này khá tinh vi, nó lợi dụng phần mềm mã nguồn mở để các mã độc được cài trong những ứng dụng và tái đóng gói để phân phối. Bằng cách đó, virus đã xuất hiện trong hơn 80 ứng dụng được cung cấp chính thức.

GGTracker được cho là mã độc đầu tiên được thiết kế để ăn cắp tiền trong tài khoản người dùng Android tại Mỹ. Nó tự động đăng ký dịch vụ thuê bao nhắn tin mà người dùng không biết và họ sẽ phải chi 10 - 50 USD cho mỗi dịch vụ. GGTracker cũng sử dụng các kỹ thuật mới như "malvertising" trong quảng cáo trên di động để điều khiển người dùng tự động tải mã độc khi họ truy cập đường link được gửi đến.

Dưới đây là năm bước đơn giản bạn nên áp dụng để bảo vệ dụng điện thoại di động của bạn hoạt động an toàn.

1. Sử dụng phần mềm an ninh di động

Hiện đã có những giải pháp bảo mật toàn diện thiết bị phân phối qua chợ Android có thể giúp phát hiện và bảo vệ chống lại các mã độc. Vì vậy bạn nên tải về và cài đặt để có thể tự tin sử dụng chiếc smartphone của mình.

2. Chỉ tải về các phần mềm an toàn

Điện thoại Android có thể tải về các ứng dụng của Google và từ trang web của nhà cung cấp thứ ba. Vì vậy, bạn đặc biệt chú ý để tải về các ứng dụng từ các nguồn được đảm bảo an toàn.

Chỉ sử dụng các ứng dụng được lưu trữ trên các dịch vụ nổi tiếng, do các nhà cung cấp hợp pháp phân phối để tải về và cài đặt các ứng dụng. Android Market của Google là một chợ phần mềm đủ điều kiện, nguồn của các ứng dụng cũng được biết rõ. Để đảm bảo an toàn với bất kỳ phần mềm nào được cài đặt, điện thoại Android được khuyến cáo điều chỉnh các cài đặt thiết bị để ngăn chặn các ứng dụng tải về từ các nguồn lạ.

3. Cảnh giác với các tin nhắn và email lạ

Càng ngày điện thoại thông minh ngày càng trở nên giống hơn máy tính PC vì thế người sử dụng nên thận trọng với những trò lừa đảo mà người dùng máy tính đã từng bị dính. Tuyệt đối không mở bất kỳ những link từ các nguồn không biết trước hoặc không rõ ràng.

Cũng giống như email, kẻ tấn công có thể sử dụng tin nhắn văn bản để phát tán mã độc, lừa đảo mật khẩu và các mối đe dọa khác.Vì vậy, người sử dụng phải áp dụng các nguyên tắc quen thuộc với email đáng ngờ hay mở các tin nhắn văn bản không mời được gửi đến.

4. Cài đặt mã bảo vệ

Đặt mật mã trên điện thoại của bạn là bước đầu tiên và cần thiết để bảo vệ thiết bị. Nếu như bạn để quên hoặc chẳng may nó bị mất tích thì người ngoài không thể sử dụng các thông tin riêng của bạn.

5. Chỉ tải về các phần mềm an toàn

Điện thoại Android có thể tải về các ứng dụng của Google và từ trang web của nhà cung cấp thứ ba. Vì vậy, bạn đặc biệt chú ý để tải về các ứng dụng từ các nguồn được đảm bảo an toàn.

Chỉ sử dụng các ứng dụng được lưu trữ trên các dịch vụ nổi tiếng, do các nhà cung cấp hợp pháp phân phối để tải về và cài đặt các ứng dụng. Android Market của Google là một chợ phần mềm đủ điều kiện, nguồn của các ứng dụng cũng được biết rõ. Để đảm bảo an toàn với bất kỳ phần mềm nào được cài đặt, điện thoại Android được khuyến cáo điều chỉnh các cài đặt thiết bị để ngăn chặn các ứng dụng tải về từ các nguồn lạ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến