Chủ Nhật, 2 tháng 9, 2012

HD Tự Edit lại một bản RomCook + Mod theme theo ý mình (cho newbie)


Như đã biết, hiện nay trên xda-dev đã có rất nhiều bản Rom cook cho dòng máy SamSung Galaxy y, tuy nhiên,khi mới tải về và Flash thì thường có nhiều những App, nhạc chuông hệ thống không cần thiết và có giao diện gốc khá xấu. Nếu muốn thay giao diện khác bạn thường phải chờ các DEV tạo riêng cho rom đó một bản theme mà nhiều khi cũng ko phù hợp với ý thích của mình. Vì vậy mình viết bài này hướng dẫn các bạn có thể tự edit lại một bản rom cook và mod lại giao diện, thêm bớt các app theo ý mình cho chiếc SGS sao cho hợp lí và ưng ý nhất.

Để edit lại Rom cook thì đương nhiên trước tiên bạn phải có trong tay một bản rom cook flash qua CWM(*.zip) dành cho chiếc SGY của nhà mình.

Lưu ý: hầu như tất cả các bước thực hiện đều làm bằng thao tác kéo + thả với winrar (hoặc 7zip) và cũng chỉ được phép thực hiện = thao tác này chứ không được un zip file rom ra, thay đổi rồi nén lại, như thế khi flash sẽ lỗi. Vì vậy mọi thứ rất đơn giản, các bạn chỉ làm vài lần là quen và sẽ tự rút ra được những kinh nghiệm cho riêng mình.

**** Trong một bản cook rom flash qua Recovery (*.zip) thì khi ta mở nó bằng winrar, thường thấy ngay các thư mục như:
+ META-INF (chứa các script...)
+ Data/app : chứa các app ngoài mà các dev muốn cho thêm vào rom, flash xong sẽ có luôn nhưng khi wipe trong recovery sẽ mất.
+ Sdcard : Chứa các tập tin mà sau khi flash nó sẽ ở trong thẻ nhớ của bạn
+ Updates : là nơi chứa modem, kernel
+ System : là nơi chứa những thứ như app, framework,nhạc chuông và các thứ thuộc về hệ thống.
Ở đây chúng ta chỉ quan tâm tới 4 thứ đó là META-INF (giữ nguyên), Updates (thay đổi modem,kernel), System(thêm bớt các app hệ thống, nhạc chuông hệ thống). Còn lại Sdcard và Data/app các bạn có thể chép ra ngoài rồi xóa trong rom đi để flash cho nhẹ và nhanh.

**** Phần 1: Chỉnh sửa, thay đổi Modem, kernel:
* Modem, kernel: 
- là file modem.bin và zimage trong thư mục Updates. để thay đổi chúng, các bạn lựa chọn cho mình 1 modem hoặc kernel muốn thay vào rom.(nhớ là phải chắc chắn rằng modem hoặc kernel đó có hỗ trợ cho rom của bạn). Những modem, kernel ngoài thường ở định dạng *.tar (flash qua odin) và *.zip (Flash qua Cwm).
+ đầu tiên các bạn dùng winrar mở file rom và file modem lên, trong file modem các bạn sẽ thấy modem.bin, các bạn kéo thả nó vào thư mục updates của rom để thay thế cho modem.bin trong đó.
+ với kernel cũng tương tự, các bạn dùng thao tác kéo thả để thay thế cho file zimage trong updates của rom
* KN cá nhân: khi có modem hoặc kernel mới nếu ở file *.tar ko flash được qua Cwm thì bạn cũng có thể mở nó lên bằng winrar, sau đó kéo thả modem.bin hoặc zimage vào 1 file modem/kernel.zip (có thể flash qua CWM từ trước) rồi đổi tên thì ta sẽ có đc 1 file để flash qua cwm mà khỏi cần đụng tới odin.


**** Phần 2: Sửa đổi, thêm bớt các app/nhạc chuông/boot animations thuộc hệ thống.


* Nhạc chuông, boot animations:
- Nhạc chuông: nằm trong thư mục system/media/audio. trong đây, các bạn nên để nguyên thư mục UI, còn lại 3 thư mục ringtones, notifications, alarms các bạn có thể thêm bớt theo ý mình. Cách thực hiện cũng bằng thao tác xóa, kéo thả bằng winrar. Tuy nhiên, theo ý mình thì các bạn nên để một vài bài nhạc chuông hay notifications nhẹ trong này thôi để Rom được nhẹ hơn, khi flash sẽ nhanh hơn.còn đâu các bạn có thể chép vào Sdcard/media/ringtones(hoặc /notifications, alarms..) vẫn sẽ có tùy chọn nhạc chuông đó khi bạn muốn thay đổi.

- Boot animations: là hiệu ứng ảnh động khi bạn mới khởi động máy. cái này ở android 2.2 thì là bootanimations.zip nhưng lên 2.3 đã đổi thànhsanim.zip. tuy nhiên các bạn vẫn có thể dùng chung file này cho cả 2.2 và 2.3 chỉ cần thao tác đổi tên cho phù hợp thôi. đối với 2.3, các bạn rename nó thành sanim.zip rồi dùng thao tác kéo thả trên winrar đưa nó vào system/media. Có rất nhiều boot animations đẹp các bạn có thể search trên mạng hoặc tham khảo tại ĐÂY. Cònnếu bạn muốn máy khởi động chỉ hiện chữ Galaxy S sáng lên như thông thường thì hãy xóa file sanim.zip trong system/media này đi.


- Thêm bớt các app hệ thống:
+ Lưu ý là các bạn chỉ nên xóa những app nào mà mình biết nó là cái gì, có cần thiết hay liên quan tới hệ thống vận hành của android ko thôi. vì nếu xóa nhầm tới những app liên quan tới kết nối server, hiển thị khi ta bật máy rất có thể khi flash xong máy sẽ bị bootloop, ko boot vào trong được.
+ nếu muốn thay thế 1 app khác, ví dụ như keyboad hay bàn phím họi điện vào rom, bạn phải biết app key boad đó tên gì, sau đó rename lại app mà mình muốn thay thế vào cho giống rồi kéo thả vào. hoặc cũng có thể giữ nguyên nó mà thêm app kia vào, như thé bạn sẽ có 2 keyboad lúc flash xong. Lưu ý rằng trong rom nhất thiết lúc nào cũng phải có 1 app key boad và 1 launcher
+ các bạn có thể tùy ý thêm những app.apk mà mình thích thành app hệ thống, nhưng lưu ý rằng tên các app này phải ko có khoảng trắng thì mới được hệ thống nhận dạng để chạy.

* KN cá nhân: lần đầu, các bạn nên flash trước cái rom cook gốc kia, rồi dùng Root exploer để vào system/app. khi đó bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc nhận biết app nào nên xóa hay không nên xóa.

**** Phần 3: Mod lại theme (chỉnh sửa framework, systemUI, icon App) 




* Thay đổi icon app:

- Đầu tiên các bác cần chuẩn bị cho mình bộ icon mà mình thích và sao cho phù hợp với kích cỡ icon gốc.Việc này có thể làm bằng cách lấy các app mà mình thích icon, dùng 7zip giải nén ra để tìm file icon. hoặc bác nào giảo PTS cũng có thể tự tạo cho mình một bộ. Hầu hết tất cả những hình ảnh hay icon của file apk đều nằm trong thư mục *.apk\res\drawable-hdpi hoặc *.apk\res\drawable-hdpi-v4.nói vậy để các bạn tìm file icon hoặc ảnh để thay thế cho dễ. sau khi bung apk ra các bác tìm được icon, bỏ nó ra 1 chỗ. dùng winrar mở file apk muốn thay icon lên, đi vào *.apk\res\drawable-hdpi để tìm tên cái icon muốn thay thế, sau đó rename cái icon đã chuẩn bị từ trước giống như vậy rồi kéo thả vào địa chỉ cũ = winrar. vậy là xong.

- Lưu ý rằng các app đã được thay icon hoặc hình ảnh sẽ phải signed mới có thể cài như bình thường.hoặc ko muốn sigin thì chỉ có bỏ vào system/app nó mới chạy được. Kinh nghiệm cá nhân của mình là kiếm được 1 bộ icon cho hoàn chỉnh và ứng ý, bỏ vào 1 chỗ để mỗi lần cần dùng thì có luôn. và đối với các rom 2.3 thì một số app có thể dùng chung lẫn nhau. vì vậy các bác chỉ cần đổi icon 1 lần là có thể giữ app đó để thay cho nhiều rom.

* Sửa đổi Framework-res.apk và SystemUI.apk

- SystemUI.apk (nằm trong system/app) : đây chính là thanh status, notifications, icon sóng, wifi mà các bạn thường thấy trên máy của mình. để thay đổi cái này, các bạn cũng chỉ cần bung SystemUI.apk ra, tìm trong SystemUI.apk\res\drawable-hdpi sẽ thấy các icon đó. bạn nào giỏi PTS có thể tự căn cứ vào đó để tạo ra các icon tương ứng mà mình thích rồi đổi tên cho giống, dùng winrar kéo thả vào đường dẫn như cũ là ok. rất đơn giản đúng không nào. Nếu ko biết về PTS thì các bạn có thể down các theme mà dev đã làm cho các bản rom khác để về bung ra lấy icon rồi thay vào.
- Framework-res.apk(nằm trong system/framework) : là nơi chứa hầu hết giao diện sử dụng của chúng ta như lockscreen, icon pin, biểu tượng volume...các bạn cứ bung file frameworl-res.apk ra sẽ biết.
+ Để chỉnh Framework-res.apk thì có rất nhiều cách, bạn nào chỉ cần đơn giản thì có thể dùng UOT kitchen, tham khảo thêm ở ĐÂY, bài HD rất chi tiết của bác hieutthh.
+ Nếu kĩ tính hơn bác có thể kiếm cho mình những icon biết và ưng ý, để vào 1 chỗ rồi cũng rename cho giống để kéo thả vào file framework-res.apk là được. nhưng lưu ý là để icon pin hiển thị % thì chúng ta vẫn nên dùng UOT làm trước rồi về mới kéo thả thay thế các thứ khác sau.
+Sau khi chỉnh xong file framework-res.apk thì các bạn lại đưa nó vào system/framework bằng winrar
-KN cá nhân: 
+ hầu hết các rom 2.3 cũng có thể dùng chung file SystemUI.apk này nên chỉ cần làm 1 lần có thể dùng cho các rom khác nữa. 
+ các bạn nên flash trước rom 1 lần để test thử file framework hoặc systemUI trước = cách dùng rootexploer chép đè lên file gốc trong rom
**** CHÚ Ý:Frawork-res.apk là điều khiểu giao diện sử dụng của rom, vì vậy nếu bị lỗi khi Flash xong máy sẽ bị Bootloop. các bác nên chuẩn bị cho mình 1 file zip flash qua CWM với file framework-res.apk và SystemUI.apk của bản rom gốc để nếu bị bootloop có thể flash lại cái này máy sẽ lên rồi có thể tiếp tục sửa theo ý mình.
File Zip này có thể tạo bằng cách upload file framework và systemUI gốc của rom lên UOTkitchen, sau đó sumit luôn mà chưa chỉnh sửa gì. khi đó bạn sẽ có đc file framework gốc để khi dính bootloop có thể khắc phục.file này cũng có thể tạo = cách kiếm 1 cái theme flash qua cwm rồi đổi file framwork trong đó.

**** Bước cuối cùng: 
Kiểm tra lại toàn bộ: modem, kernel đã thay thế hay chưa, App đã thêm bớt đầy đủ, thay đổi icon hay chưa, framework-res bỏ vào rom chưa...... bây giờ chỉ còn việc chép rom vào thẻ rồi flash qua cwm và tận hưởng thành quả của mình thôi..... chúc các bạn thành công và có được những rom thật ưng ý với chiếc SGS của mình. có gì thắc mắc các bác cứ post tại đây, e sẽ cố hết sức để giải đáp

Mình cũng mới mầy mò vào lĩnh vực này mong mọi người chỉ giáo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến